Bạn đã biết tạo dáng chụp ảnh ở chùa cần lưu ý gì chưa?

Người kiểm duyệt: Thuy Thanh

Rate this post
Đã kiểm duyệt

Rate this post

Việc tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa luôn cần phải được xem xét và hết sức cẩn trọng, bởi đây là địa điểm linh thiêng nên khi bạn chụp ảnh cần phải để ý đến bộ ảnh được đẹp nhưng cũng không gây phản cảm khi nhìn vào. Chính vì thế mà có khá nhiều vấn đề mà chúng ta cần lưu ý thực hiện bộ ảnh ở chùa.

Vậy đó là những vấn đề gì? Chụp ảnh ở chùa có những đặc điểm gì mà bạn cần phải để tâm. Lavender sẽ giúp bạn có được câu trả lời chuẩn xác nhất

Gợi ý tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa bạn nên biết

Ngoài ra thì Lavender cũng gợi ý cho bạn một số cách tạo dáng đơn giản, dễ dàng và đảm bảo sẽ luôn đẹp xuất sắc, đó là:

1. Có thể chụp ảnh cho bé cưng

Nếu đang muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng yêu của con bên gia đình, bạn có thể lựa chọn chụp ảnh tại chùa. Bạn nên lựa chọn trang phục dạng áo dài cách tân có màu sắc tông nâu, cam, vàng, đỏ làm đồng phục cho cả gia đình để bức ảnh đẹp hơn.

Ưu tiên hàng đầu khi chụp ảnh gia đình tại chùa đó là bắt được những khoảnh khắc tự nhiên nhất. Cả nhà chỉ cần cùng nhau dâng hương, chắp tay cầu nguyện hay bước đi vãn cảnh chùa, việc còn lại để nhiếp ảnh gia lo.

2. Chụp tại góc lan can

Đừng chỉ tạo những dáng đơn giản ở chùa, bạn có thể lựa chọn một số góc lan can có thể nhìn bao quát được hết chùa. Bạn ngồi ở tư thế thả hai chân thoải mái, không nên quá thẳng lưng hay không cúi gằm mà cần thả lỏng cơ thể. Bên cạnh đó, hãy chuyển camera sang góc siêu rộng để bức ảnh có nhiều sâu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chùa có cho phép ngồi ở thành lan can hay không nhé.

>>> Xem thêm: Báo giá chụp ảnh nghệ thuật

3. Áo dài là sự lựa chọn phù hợp

Các bạn nữ khi đi chùa nhất định không nên bỏ qua những các tạo dáng chụp áo dài ở chùa. Áo dài là trang phục truyền thống giúp tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kết hợp với cảnh sắc chốn chùa chiền, bạn có thể dễ dàng chụp được bộ ảnh “triệu like”.

Khi diện áo dài, bạn chỉ cần đứng yên, đưa nắm hai tay nhẹ nhàng, hoặc tạo dáng vuốt tóc là đã có ảnh đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách đã được đề cập ở phía trên.

Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp thêm những đóa hoa sen khi chụp cùng áo dài. Hoa sen thể hiện khí chất thanh cao, là vật được Đức Phật ngồi lên. Tạo dáng với hoa sen, bạn có thể ôm bó hoa, hoặc dùng tay nâng nhẹ đầu nụ, hơi cúi đầu như đang cảm nhận hương hoa.

4. Tập thể chụp ảnh

Khi chụp ảnh tại chùa theo tập thể, bạn nên lựa chọn những các tạo dáng đơn giản, hơi trầm lắng. Chùa chiền là chốn thanh tịnh, do đó bạn tuyệt đối không nên đùa giỡn quá đà, nói chuyện và cười to gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Các bạn có thể nắm tay nhau đứng thành hàng, hay ngồi xen kẽ ở cầu thang và nhìn nhau mỉm cười.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa từ những lưu ý cho đến một số cách tạo dáng cơ bản. Thật ra không phải ai cũng hợp để chụp ảnh ở chùa mà nhiều khi còn cần phải có duyên, hay thực sự yêu thích, một lòng hướng phật… Vì thế nếu như bạn đang có ý định chuẩn bị cho mình bộ ảnh ở đây thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Cần lưu ý điều gì khi tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa

Bạn cần biết khi quyết định tạo dáng khi chụp ảnh ở chùa thì cần phải để ý đến những lễ nghi, những quy tắc để đảm bảo không vi phạm ở chốn linh thiêng đồng thời cũng giúp cho bạn có được những bức hình đẹp nhất, xuất sắc nhất. Để có được hình đẹp thì nên để ý đến những vấn đề sau:

  • Một số chùa có quy định cấm chụp hình, do vậy bạn cần tìm hiểu trước thông tin này trước khi đến.
  • Chùa là nơi tĩnh lặng, do vậy trong quá trình chụp hình, bạn không nên gây ồn ào ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  • Mặc trang phục kín đáo, không gây phản cảm khi vào chùa. Đối với áo dài hay áo cách tân, bạn chú ý lựa chọn kiểu dáng và chất vải phù hợp.
  • Khi chụp ảnh, bạn nên chọn các cách tạo dáng đơn giản, không nên ôm hôn thân thiết.

>>> 6 vấn đề cần lưu ý khi chụp ảnh Tết gia đình

.
.
.
.